Leo Núi Bà Đen Đường Chùa Mất Bao Lâu? Bí Quyết Nhẹ Vai Khi Đi Trek

Núi Bà Đen

Nếu bạn đang lên kế hoạch cho chuyến leo núi đầu tiên trong đời hoặc chỉ đơn giản muốn tìm một địa điểm gần Sài Gòn để rèn luyện sức khoẻ và tận hưởng thiên nhiên, thì núi Bà Đen ở tỉnh Tây Ninh chính là gợi ý xuất sắc. 

Trong số các cung đường chinh phục ngọn núi cao nhất Nam Bộ này, đường chùa là tuyến dễ tiếp cận nhất với người mới. 

Vậy leo núi Bà Đen đường chùa mất bao lâu? Bài viết này của Xuyên Rừng Trek sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết, đồng thời gợi ý thêm các mẹo và kinh nghiệm để hành trình của bạn nhẹ nhàng mà vẫn đầy trải nghiệm.

Tổng quan về núi Bà Đen

Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất Nam Bộ, với độ cao 986m so với mực nước biển, thuộc địa phận xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh.
Không chỉ là biểu tượng của vùng đất Tây Ninh, núi Bà Đen còn được mệnh danh là
“nóc nhà Nam Bộ”, vừa có giá trị tâm linh, vừa là địa điểm trekking du lịch mạo hiểm hấp dẫn.

Nơi đây gắn liền với truyền thuyết Lý Thiên Hương cô gái được người dân gọi là Bà Đen, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và sự bất khuất.
Chính vì thế,
chùa Bà Đen nằm ở chân núi thu hút hàng triệu lượt khách hành hương mỗi năm, đặc biệt vào các dịp lễ Tết và rằm lớn.

Bên cạnh yếu tố tâm linh, núi Bà Đen còn nổi tiếng với dân phượt và giới trẻ yêu thích vận động nhờ vào hệ thống đường leo núi đa dạng, phù hợp cho nhiều cấp độ thể lực và trải nghiệm.

Các cung đường leo núi Bà Đen phổ biến:

Đường chùa có độ dài khoảng 5km, thời gian leo từ 2-3 tiếng, cung này dễ leo với người mới đi lần đầu,
là đường có sẵn các bậc thang đá được xây kiên cố, dẫn từ khu vực chùa Bà lên đến gần đỉnh núi.
Phù hợp cho người mới bắt đầu, người lớn tuổi hoặc nhóm bạn bè đi khám phá nhẹ nhàng.

Đường cột điện thì độ dài khoảng 6km, thời gian leo từ 3-5 tiếng, cung này thì men theo các trụ điện lực lên đỉnh, có tổng cộng 100 cây cột điện.
Có những đoạn đất đá gồ ghề, cần thể lực tốt, nhưng bù lại có nhiều view rừng núi cỏ cây mây cực đẹp, thích hợp cho người có sức khoẻ tốt và muốn thử thách bản thân

Đường Ma Thiên Lãnh có độ dài 7-8km, thời gian leo khoảng 6 tiếng, cung đường trekking hoang sơ nhất và cũng mạo hiểm nhất ở núi Bà Đen. Đường rừng sâu, phải băng suối, bám đá, xuyên rừng rậm. Tuyệt đẹp nhưng chỉ phù hợp với trekker có kinh nghiệm và đi theo nhóm có người dẫn đường.

Tùy vào thể lực và kinh nghiệm cá nhân, bạn có thể lựa chọn cung đường phù hợp để khám phá Bà Đen. Với những ai lần đầu chinh phục, thì tuyến leo núi Bà Đen đường chùa là sự lựa chọn lý tưởng để vừa trải nghiệm vừa an toàn, trước khi tiến đến những cung khó hơn.

Đặc điểm đường chùa cung đường dành cho người mới

Nếu bạn đang tự hỏi leo núi Bà Đen đường chùa mất bao lâu và liệu cung này có phù hợp với người lần đầu đi trek, thì câu trả lời là: đây chính là lựa chọn an toàn, dễ chịu và thân thiện nhất cho người mới bắt đầu.

Dễ đi, nhiều điểm nghỉ chân

Đường chùa là tuyến đường phổ biến và dễ nhất trong ba cung đường leo núi Bà Đen.
Toàn bộ lối đi đều là bậc đá xây kiên cố, được tu sửa và bảo dưỡng thường xuyên.
Mặt đường rộng, không quá dốc, có lan can hoặc thành đá ở một số khúc cua giúp bạn dễ bám víu.

Đặc biệt, dọc đường đi còn có các băng ghế nghỉ được bố trí cách đều nhau,
tuỳ hôm đi thì có các quán nước nhỏ, quầy hàng rong bán nước dừa, bánh mì, một số đoạn có mái che, giúp bạn nghỉ chân tránh nắng.

“Mình đi lần đầu hồi đầu năm, chỉ mang mỗi chai nước, không ngờ dọc đường có chỗ bán nước mía siêu mát. Nghỉ chân giữa trời nắng mà vừa ngắm cảnh vừa uống mía, đúng kiểu chill bất ngờ!” 

Nhờ hệ thống bậc thang và điểm nghỉ liên tục, người lớn tuổi, trẻ em đi cùng người thân hoặc nhóm bạn không có kinh nghiệm trekking đều có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn tuyến này.

Không lo lạc đường đi đâu cũng gặp người

Một trong những ưu điểm khiến tuyến leo núi Bà Đen đường chùa được nhiều người chọn, chính là khả năng “tự thân” mà không sợ lạc.

Lối đi duy nhất, không có ngã rẽ phức tạp có biển chỉ dẫn rõ ràng theo từng đoạn độ cao, gần như luôn có người đi trước hoặc sau bạn, nhất là vào cuối tuần

 

“Mình đi một mình, lần đầu leo núi. Nhưng không cảm thấy cô đơn vì đi đâu cũng gặp người, có nhóm bạn trẻ, có cả cô chú lớn tuổi. Vừa đi vừa hỏi chuyện, cảm giác rất an toàn” .

Chính vì vậy, tuyến này phù hợp với người lần đầu leo núi, phượt thủ nữ đi một mình, hoặc những ai muốn tự chinh phục mà không cần người hướng dẫn.

Kinh nghiệm leo núi Bà Đen đường chùa

Chuẩn bị gì cho chuyến leo núi?

Dù leo núi Bà Đen đường chùa là cung dễ đi nhất, bạn vẫn nên chuẩn bị kỹ để đảm bảo an toàn, thoải mái và tiết kiệm sức lực. Đặc biệt nếu đây là lần đầu bạn leo núi, những vật dụng dưới đây sẽ giúp hành trình dễ chịu hơn rất nhiều.

Dưới đây là danh sách các món đồ thiết yếu, được các trekker giàu kinh nghiệm khuyên dùng. Đây cũng là những sản phẩm nổi bật từ Xuyên Rừng Trek, thương hiệu chuyên cung cấp phụ kiện dã ngoại và leo núi cho người Việt.

Nước uống (1,5 lít)

Nên mang bình nước thể thao chống tràn hoặc bình giữ nhiệt nếu leo buổi sớm.
Có thể kèm thêm vài viên điện giải để bù khoáng và muối trong quá trình vận động.
Nước mát, dễ uống sẽ giúp bạn tránh kiệt sức và phục hồi nhanh hơn.

Đồ ăn nhẹ

Chuối, bánh năng lượng, thanh protein là lựa chọn phổ biến. Không nên mang đồ ăn dễ hỏng hoặc đóng hộp quá nặng. Xuyên Rừng Trek hiện có các loại bánh năng lượng từ yến mạch nhỏ gọn, tiện lợi, phù hợp cho trekking ngắn.

Giày leo núi hoặc giày thể thao đế bám

Nên chọn loại đế răng cưa hoặc có độ bám tốt để đảm bảo an toàn khi lên xuống các bậc đá.
Với người mới, một đôi giày trek nhẹ cổ thấp của Xuyên Rừng Trek là đủ để leo đường chùa mà vẫn thoải mái cả ngày.

Nón vành + kem chống nắng

Đường chùa khá trống trải và nhiều nắng, đặc biệt từ 9h đến trưa. Một chiếc nón vành rộng, chất liệu thoáng và vải chống tia UV sẽ giúp bạn giảm mệt mỏi. Sản phẩm nón vành chống nắng của Xuyên Rừng Trek được thiết kế gập gọn, tiện mang theo trong balo.

Balo gọn nhẹ, vừa lưng, chống thấm

Không cần balo quá lớn. Loại 10–15 lít, có quai đeo êm vai và nhiều ngăn nhỏ là đủ. Balo mini 12L của Xuyên Rừng Trek có đệm lưng thoáng khí, đặc biệt phù hợp cho chuyến đi nửa ngày như đường chùa Bà Đen.

Túi ngủ lụa siêu nhẹ

Nếu bạn định ngủ lại trên đỉnh núi, túi ngủ là vật bắt buộc. Túi ngủ lụa từ Xuyên Rừng Trek được làm từ chất liệu mềm, mỏng, gấp lại chỉ bằng lon nước. Sản phẩm giúp giữ ấm vừa đủ, chống côn trùng, và cực kỳ tiện lợi khi di chuyển.

Nhiều trekker từng nghĩ ngủ trên núi chỉ cần áo khoác, nhưng thực tế gió lớn và sương lạnh có thể khiến bạn mất ngủ cả đêm nếu không có túi ngủ đúng chuẩn.

Bộ sơ cứu mini

Tưởng không cần, nhưng lại rất cần.
Một cú trượt chân nhẹ, vết xước do đá nhọn hay côn trùng cắn đều có thể gây khó chịu nếu không xử lý kịp.
Bộ sơ cứu mini từ Xuyên Rừng Trek được đóng gọn, đầy đủ băng cá nhân, cồn sát trùng, miếng dán đau cơ và kéo y tế nhỏ.
Nhét vừa bất kỳ ngăn balo nào.

Núi Bà Đen
Núi Bà Đen

Một số vật dụng hỗ trợ khác

Khăn đa năng: chống bụi, chống nắng, thấm mồ hôi
Kẹo ngậm, viên muối: bù khoáng nhanh
Đèn pin đội đầu: nếu khởi hành chiều muộn hoặc leo xuống khi trời sập tối

Không nên mang theo

Balo quá nặng hoặc đựng quá nhiều đồ
Loa kéo, thiết bị gây ồn làm ảnh hưởng người khác
Đồ ăn không cần thiết vì dọc đường có quán nhỏ bán nước, mì ly, bánh mì
Giày mới chưa đi lần nào vì dễ gây phồng rộp

Trên đây là kinh nghiệm đi leo núi Bà Đen mà Xuyên Rừng Trek đã chia sẻ.
Hy vọng thông qua những chia sẻ hữu ích này, bạn sẽ “bỏ túi” được nhiều thứ hay ho vào checklist đi leo núi Bà Đen.
Nếu bạn có nhu cầu mua đồ phụ kiện dã ngoại và leo núi nàh Xuyên Rừng Trek thì đừng ngần ngại liên hệ ngay hôm nay để được tư vấn những vấn đề về leo núi dã ngoại ngoài trời be bé đến to to nhé!

Tổng kết
Việc chuẩn bị đúng và đủ giúp chuyến leo núi Bà Đen đường chùa trở nên nhẹ nhàng và an toàn hơn nhiều. Với người mới, sử dụng các sản phẩm chuyên dụng từ những thương hiệu uy tín như Xuyên Rừng Trek không chỉ giúp tiết kiệm thời gian lựa chọn mà còn đảm bảo hiệu quả sử dụng thực tế.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *